Lễ dạm ngõ là một nghi thức quan trọng trong phong tục cưới hỏi truyền thống của người Việt Nam. Lễ này được tổ chức đầu tiên trong quá trình cưới xin là ngày hai gia đình cô dâu và chú rể gặp nhau và bàn bạc về các mốc thời gian, chi phí dự trù cho ngày cưới. Đây là một ngày vui của cả hai gia đình cô dâu và chú rể. Vậy nên, bạn hãy cùng Calla Bridal theo dõi bài viết dưới đây để có thể chuẩn bị lễ dạm ngõ một cách chỉn chu nhất nhé!
Lễ dạm ngõ là gì? Ý nghĩa của lễ dạm ngõ?
Lễ dạm ngõ còn được gọi là lễ chạm ngõ, ở nhiều địa phương, nghi thức này còn được gọi là lễ xem mặt hay đám nói. Buổi lễ này được tổ chức bởi hai gia đình ở nhà gái.
Sau khi cặp đôi quyết định đi cùng nhau đến cuối đời, chàng trai và cô gái sẽ nói chuyện với hai gia đình và quyết định tiếp về ngày tổ chức gặp mặt cho hai gia đình. Ngày này chính là lễ dạm ngõ. Trong lễ dạm ngõ, chú rể và nhà trai sẽ đưa đến nhà gái những lễ vật và bắt đầu bàn bạc về đám cưới của hai con.

Lễ dạm ngõ đóng vai trò quan trọng trong phong tục cưới hỏi truyền thống của người Việt Nam. Ngày gặp mặt này giúp cho hai gia đình có thể gặp và làm quen với nhau, sau đó tính xa hơn đến ngày ăn hỏi và lễ cưới của các con.
Thành phần tham dự lễ dạm ngõ?
Lễ dạm ngõ với vai trò là một nghi lễ trong phong tục cưới hỏi truyền thống của người Việt Nam, tất nhiên luôn cần sự có mặt của cặp đôi sắp cưới. Bên cạnh đó là các thành viên trong gia đình của cả hai người, trong đó có bố mẹ, anh chị em họ hàng thân thiết.
Lưu ý về trang phục trong lễ dạm ngõ?
Lễ dạm ngõ là ngày lễ được tổ chức với sự thân mật của những người trong gia đình. Cô dâu chú rể có thể mặc những trang phục thoải mái, không cần phải quá cầu kỳ như trong lễ cưới. Tuy nhiên, hai bạn hãy chú ý mặc những trang phục kín đáo và lịch sự.

Hai bạn có thể lựa chọn áo dài làm trang phục cho lễ dạm ngõ để tạo sự trang trọng, lịch sự và chỉn chu nhé! Bên cạnh đó, những thành viên trong gia đình cũng có thể lựa chọn áo dài hoặc những trang phục thoải mái, lịch sự khác.
Cần chuẩn bị lễ vật gì cho lễ dạm ngõ?
Khi chuẩn bị cho lễ dạm ngõ, chú rể và gia đình sẽ cần chuẩn bị một số lễ vật để đến thưa chuyện với nhà gái. Những lễ vật thường là cơi trầu, bánh kẹo, hoa quả tươi, chè tươi, rượu,… Tuy nhiên, những lễ vật cũng tùy thuộc vào phong tục của từng vùng miền và truyền thống của gia đình.
- Lễ vật cho lễ dạm ngõ của người miền Bắc: chè tươi, đôi rượu, cơi trầu, bánh kẹo, trái cây,…
- Lễ vật cho lễ dạm ngõ của người miền Trung: mâm trầu rượu gói giấy đỏ, bánh trái,…
- Lễ vật cho lễ dạm ngõ của người miền Nam: bánh xu xê, trà, rượu, trầu cau, bánh trái,…

Thủ tục của lễ dạm ngõ?
Sau đây là trình tự, các thủ tục của lễ dạm ngõ:
- Chú rể và nhà trai mang lễ vật đến nhà gái theo đúng ngày giờ đề ra
- Đại diện nhà trai, thường là cha mẹ hoặc các bậc trưởng họ của gia đình chú rể sẽ gửi lời chào hỏi đến nhà gái, sau đó giới thiệu các thành viên tham dự.
- Đại diện nhà trai trình bày lý do của buổi lễ, trao lễ vật và ngỏ ý về hôn sự của cô dâu chú rể.
- Đại diện nhà gái nhận lễ vật và gửi lời cảm ơn đến nhà trai. Sau đó nhà gái sẽ trình lễ vật lên bàn thờ gia tiên và khấn vái tổ tiên, xin phép cho con cháu tổ chức hôn sự.
- Hai gia đình bàn bạc về đám cưới và thống nhất thời gian, địa điểm, chi phí dự trù cho đám cưới.
- Nhà gái mời nhà trai bữa cơm thân mật để hai gia đình gần gũi, yêu thương nhau hơn.
Kết luận
Trên đây là những lưu ý về lễ dạm ngõ theo phong tục cưới hỏi truyền thống của người Việt. Hy vọng rằng gia đình sẽ có một lễ cưới hạnh phúc như ý!
Liên hệ nhanh nhất với Calla Bridal tại đây!
Xem thêm:
10 tên gọi của các mốc kỷ niệm ngày cưới — CALLA BRIDAL
7 mẫu váy cưới đi bàn sang trọng và thanh lịch cho nàng dâu — CALLA BRIDAL
Gợi ý trang sức cô dâu đẹp và chuẩn truyền thống — CALLA BRIDAL
CALLA BRIDAL – Thương hiệu váy cưới thiết kế cao cấp tiêu chuẩn Châu Âu
Design by Phuong Linh
29 Mai Hắc Đế – Hai Bà Trưng – Hà Nội
024.32115466 – 0912563838