Phong tục tổ chức đám hỏi của người Việt đã tồn tại từ xưa đến nay với nhiều nghi thức và lễ truyền thống. Tuy nhiên, làm thế nào để các cặp đôi hiểu và tổ chức đúng những nghi thức và thủ tục này? Đặc biệt, trong văn hóa người Việt, đám hỏi uôn đóng vai trò quan trọng cho tiền đề cho đám cưới trọng đại. Với mong muốn làm rõ hơn về phong tục đám hỏi trong văn hóa Việt, Calla viết bài này để chia sẻ thông tin về tục lệ này. Hãy cùng Calla khám phá ngay bạn nhé!

Đám hỏi Việt Nam là gì? Ý nghĩa của tổ chức đám hỏi Việt Nam
Khi nhắc đến việc kết hôn, bên cạnh việc xử lý giấy tờ và thực hiện các thủ tục pháp lý, hai nghi thức quan trọng nhất là đính hôn và đám cưới. Trong truyền thống cưới hỏi của Việt Nam, có hai nghi thức chính: lễ ăn hỏi và lễ cưới. Đây là hai bước vô cùng quan trọng và tuỳ thuộc vào điều kiện của hai gia đình, có thể tổ chức riêng lẻ hoặc kết hợp, nhưng không bao giờ được bỏ qua bất kỳ nghi lễ nào.
Đám hỏi là một sự kiện quan trọng đánh dấu sự thông báo chính thức từ hai gia đình đến người thân và họ hàng, đặc biệt là trước mặt tổ tiên, về niềm vui của cô dâu và chú rể. Thông báo này không chỉ để công nhận chính thức cho cặp đôi, mà còn để mọi người chúc mừng và chia sẻ niềm hạnh phúc của họ.
Trình tự tổ chức đám hỏi đám hỏi diễn ra như thế nào?
Đưa tráp lễ
Bưng tráp lễ và rước dâu là hai trong số những nghi thức quan trọng nhất trong lễ ăn hỏi của người Việt. Dù có sự khác biệt trong các vùng miền về lễ ăn hỏi như thế nào, hai bước này vẫn là không thể thiếu.
Thường thì mỗi đám hỏi có 5 hoặc 7 tráp lễ, do gia đình của chú rể mang tới gia đình của cô dâu như là lễ vật để xin dâu. Số lượng tráp lễ được hai bên thống nhất trước khi diễn ra đám hỏi. Trong các tráp lễ thường bao gồm trầu cau, bánh kẹo, bia rượu, lợn sữa quay,… và không thể thiếu lễ đen – là tiền mặt.

Theo quan niệm của người xưa, việc gia đình chú rể mang tới nhiều tráp lễ cho cô dâu chứng tỏ việc lấy chồng giàu có, và đám cưới càng linh đình thì chứng tỏ gia đình chồng trọng trách và quý trọng cô dâu. Vì vậy, ngày nay, ngoài số lượng tráp 5 hoặc 7, nhiều gia đình có điều kiện tổ chức đám hỏi lớn hơn với 9 hoặc 11 tráp lễ.
Với quan điểm của các bạn trẻ hiện đại, đám hỏi lộng lẫy không quan trọng bằng cuộc sống hạnh phúc của hai người. Nên việc số lượng tráp cũng trở nên tối giản hơn và không còn quá quan trọng như trước.
Chào hỏi và trao tráp lễ
Theo truyền thống, đoàn nhà trai sẽ mang đến tráp lễ, dẫn đầu bởi người đại diện của dòng họ, đến nhà của gia đình gái. Hai gia đình sẽ tiến hành việc chào hỏi và kết nối với nhau. Khi đội bưng tráp từ nhà trai mang đến, đội bưng tráp của nhà gái sẽ nhận lấy. Lúc này, hai gia đình sẽ trao cho mỗi thành viên trong đội bưng tráp một chiếc bao lì xì đỏ, chứa một số tiền nhỏ, biểu trưng cho lời chúc tốt đẹp về tình duyên cho những người đã giúp đỡ trong ngày lễ ăn hỏi.

Cô dâu ra mắt hai bên họ hàng
Sau khi được sự đồng ý của gia đình nhà gái, chú rể được phép rước cô dâu xuống nhà để ra mắt 2 bên gia đình. Sự xuất hiện của cô dâu đều là sự mong chờ của tất cả mọi người bởi cô dâu là người đẹp nhất buổi lễ. Cô dâu thường lựa chọn những bộ áo dài truyền thống mang đậm vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam dịu dàng, đằm thắm nhưng không kém phần sắc sảo và thướt tha.
Cô dâu chú rể thắp hương gia tiên
Sau khi hai gia đình đã hoàn thành nghi thức chào hỏi và ngồi cùng nhau uống nước, đến lượt chú rể lên tận phòng để đón cô dâu. Trước khi chú rể lên đón, cô dâu sẽ chưa được xuống từ tầng trên xuống tầng dưới.

Lúc này, hai người sẽ cùng thắp hương gia tiên nhà gái. Hành động này mang ý nghĩa xin phép tổ tiên cho cô dâu được nhập gia, nhập trại vào gia đình chồng, bắt đầu một cuộc sống mới. Đồng thời, việc thắp hương cũng thông báo về sự hiện diện của chú rể đến cho gia tiên nhà gái, chính thức công nhận chú rể là con cháu của nhà họ.
Thảo luận, bàn bạc về đám cưới
Gia đình hai bên cùng ngồi lại với nhau để bàn bạc về tất cả mọi thứ diễn ra trong ngày cưới chính thức của hai con từ quy trình, thời gian đến các vấn đề phát sinh trong ngày cưới để mọi thứ được sắp xếp ổn thoả nhất cũng như hoàn hảo nhất trong ngày cưới của các con.
Nhà gái đáp lại lễ nhà trai
Để thể hiện sự hài lòng và tấm lòng của mình, gia đình nhà gái thường sẽ để lại những món quà mặt nhà trai. Những món quà này thường không có giá trị vật chất đáng kể và không cần phải thỏa thuận trước giữa hai gia đình. Đây là điều vô cùng quan trọng và có tác động đến hạnh phúc của cả cô dâu và chú rể.

Nhà gái tiễn nhà trai trở về
Sau khi hoàn thành các thủ tục các nghi lễ và nhận được thành ý từ nhà cô dâu, nhà chú rể quay về để cả hai gia đình cùng chuẩn bị cho đám cưới hai con theo những gì đã bàn bạc và tính toán để đẩy nhanh công việc tránh bị sơ suất trong ngày trọng đại của cô dâu và chú rể.
Kết luận
Trên đây là những thủ tục một nghi lễ đám hỏi theo phong tục cưới hỏi truyền thống của người Việt. Hy vọng rằng gia đình sẽ có một đám hỏi hạnh phúc!
Liên hệ nhanh nhất với Calla Bridal tại đây!
Xem thêm:
10 tên gọi của các mốc kỷ niệm ngày cưới — CALLA BRIDAL
7 mẫu váy cưới đi bàn sang trọng và thanh lịch cho nàng dâu — CALLA BRIDAL
Gợi ý trang sức cô dâu đẹp và chuẩn truyền thống — CALLA BRIDAL
CALLA BRIDAL – Thương hiệu váy cưới thiết kế cao cấp tiêu chuẩn Châu Âu
Design by Phuong Linh
29 Mai Hắc Đế – Hai Bà Trưng – Hà Nội
024.32115466 – 0912563838