Phong tục cưới xin truyền thống và độc đáo trong văn hóa người Việt

Phong tục cưới xin truyền thống và độc đáo trong văn hóa người Việt

Người Việt Nam có phong tục cưới xin truyền thống rất độc đáo. Những nghi lễ này đã được thực hiện từ xa xưa, mỗi nghi lễ đều đóng vai trò quan trọng và mang giá trị tinh thần nhất định. Bài viết này sẽ giới thiệu về các nghi lễ trong phong tục cưới xin truyền thống của người Việt không thể bỏ qua, mời cô dâu chú rể và gia đình đón đọc!

Phong tục cưới xin truyền thống và độc đáo trong văn hóa người Việt

Lễ chạm ngõ (lễ dạm ngõ)

Lễ chạm ngõ là nghi lễ quan trọng đầu tiên trong phong tục cưới xin truyền thống. Buổi lễ này đóng vai trò như một “miếng trầu”, là đầu câu chuyện, là khi mà hai gia đình gặp mặt, mang lời chào hỏi và những câu chúc chân thành đến với đối phương. Đây là dịp cô dâu chú rể gắn kết hai gia đình, để hai gia đình tìm hiểu và gặp mặt bàn bạc về ngày, giờ diễn ra các nghi lễ khác trong đám cưới.

Thông thường, trong lễ dạm ngõ của phong tục cưới xin truyền thống, hai gia đình sẽ chuẩn bị cơi trầu, chè tươi, hoa quả để tiếp đãi đối phương, làm đầu cho lời trò chuyện về sự kiện trọng đại sắp tới.

Lễ ăn hỏi trong phong tục cưới xin truyền thống

Lễ ăn hỏi cũng là một nghi lễ quan trọng trong phong tục cưới xin truyền thống của người Việt. Đây cũng là một mốc thời gian ý nghĩa đối với gia đình hai bên nói chung và cô dâu chú rể nói riêng. Trong ngày này, chú rể sẽ đại diện nhà trai mang sính lễ đến nhà gái. Tiếp đó, chú rể sẽ dâng các lễ vật lên ông bà, cha mẹ, anh chị em nhà cô dâu như một lời xin phép đưa con gái của gia đình về làm vợ mình.

Phong tục cưới xin truyền thống và độc đáo trong văn hóa người Việt

Hơn nữa, việc dâng các sính lễ lên nhà gái cũng tượng trưng cho lời tri ân, lòng thành kính, biết ơn đến công sinh thành, dưỡng dục và tình yêu thương của gia đình nhà gái đến cô dâu mới. Khi nhà gái chính thức nhận sính lễ cũng là lúc cặp đôi được chính thức công nhận là đôi vợ chồng sắp cưới. Tiếp đó, hai gia đình sẽ ngồi lại với nhau để bàn bạc về ngày giờ cho đám cưới.

Gia đình nhà gái sẽ tiếp đãi nhà trai với bữa cơm thân mật. Khi kết thúc buổi lễ, nhà gái sẽ dâng đến nhà trai một phần lễ lại quả như lời cảm ơn và tạm biệt.

Lễ xin dâu

Trong phong tục cưới xin truyền thống, lễ xin dâu là một nghi thức nhỏ nhưng rất quan trọng trước khi đám cưới diễn ra. Theo quan niệm của ông cha ta, để đề phòng bất trắc xảy ra khi diễn ra lễ cưới, một người sẽ đại diện cho nhà trai mang cơi trầu đến nhà gái trước để thông báo rằng nhà trai đang đến. Sau đó, mẹ cô dâu sẽ nhận cơi trầu và cúng bái tổ tiên để tổ tiên cho phép cô gái được về nhà chồng.

Phong tục cưới xin truyền thống và độc đáo trong văn hóa người Việt

Theo quan niệm của ông cha ta về phong tục cưới xin truyền thống, lễ xin dâu cũng là một cách để gia đình chú rể thể hiện sự tôn trọng với gia đình cô dâu.

Lễ cưới – ngày đón dâu

Lễ cưới chính là ngày trọng đại nhất trong phong tục cưới xin – khi cô dâu chú rể chính thức về chung một nhà. Khi tổ chức lễ cưới, chú rể sẽ mang hoa cưới đến và trao cho cô dâu, ngỏ ý muốn rước cô dâu về nhà làm vợ mình. Trong ngày trọng đại này, hai gia đình cũng sẽ trao cô dâu mới của hồi môn như một lời chúc phúc, yêu thương gửi đến đôi vợ chồng trẻ.

Phong tục cưới xin truyền thống và độc đáo trong văn hóa người Việt

Trong lễ cưới, gia đình, họ hàng, bạn bè và các quan khách sẽ đến để chung vui cùng đôi vợ chồng mới cưới, trao những món quà để chúc phúc cho gia đình mới sung túc, hạnh phúc, bình an.

Lễ lại mặt

Thep phong tục cưới xin truyền thống, lễ lại mặt cũng có tên là lễ nhị hỷ. Đây là ngày mà đôi vợ chồng mới mang mâm lễ về nhà gái, có lời chào hỏi và tri ân gửi tới cha mẹ vợ. Lễ nhị hỷ thường sẽ diễn ra khoảng 1 đến 2 ngày sau ngày cưới. Đây là một nghi lễ quan trọng và rất có ý nghĩa với vợ chồng và cả cha mẹ hai bên gia đình.

Phong tục cưới xin truyền thống và độc đáo trong văn hóa người Việt

Nghi thức lễ cưới Công giáo

Lễ cưới đối với đạo Công giáo cũng là một dịp rất linh thiêng và trang trọng. Nghi thức lễ cưới trong Công giáo có phần khác so với phong tục cưới xin truyền thống của người Việt Nam.

Buổi lễ cưới sẽ bắt đầu với các câu hỏi thẩm vấn đôi tân hôn, các câu hỏi sẽ liên quan đến tư tưởng về vấn đề đón nhận con cái, tình yêu thương và sự tự do. Các câu hỏi được đặt ra với mục đích chính là xác nhận rằng cặp đôi đã đủ trưởng thành và sẽ có trách nhiệm với đám cưới, với người đi cùng mình đến trọn đời.

Phong tục cưới xin truyền thống và độc đáo trong văn hóa người Việt

Tiếp sau đó, cặp đôi sẽ trao nhau lời thề nguyện rằng sẽ gắn bó, yêu thương, nâng niu, bao dung và có trách nhiệm với nhau cho đến trọn đời. Lúc này, cha xứ sẽ chính thức tuyên bố hai người là vợ chồng, cô dâu chú rể trao nhẫn cho nhau và ký tên vào sổ Hôn phối. Việc ký tên này sẽ có sự tham gia của cô dâu chú rể, hai người chứng giám lễ cưới và linh mục.

Cuối cùng, cặp đôi sẽ gửi lời cảm ơn đến cha xứ, các quan khách và mọi người đã đến tham dự lễ cưới.

Kết luận

Trên đây là toàn bộ các nghi lễ sẽ diễn ra trong phong tục cưới xin truyền thống người Việt Nam. Hy vọng cô dâu chú rể và gia đình đã hiểu được ý nghĩa của các nghi thức này và chúc gia đình sẽ có một đám cưới thật hạnh phúc và ấm áp!

Liên hệ nhanh nhất với Calla Bridal tại đây!

Xem thêm:

Gợi ý váy cưới phù hợp cho cô dâu người gầy, mảnh khảnh — CALLA BRIDAL

Những phong cách makeup cô dâu cho ngày trọng đại — CALLA BRIDAL

Calla Haute Couture – Những bộ váy cưới xa xỉ trị giá hàng tỷ đồng của NTK Phương Linh — CALLA BRIDAL

CALLA BRIDAL – Thương hiệu váy cưới thiết kế cao cấp tiêu chuẩn Châu Âu
Design by Phuong Linh
29 Mai Hắc Đế – Hai Bà Trưng – Hà Nội
024.32115466 – 0912563838

Social