Theo phong tục của người Việt Nam ta, đám hỏi là một nghi thức quan trọng và rất có ý nghĩa đối với đôi lứa khi kết hôn. Trong đám hỏi, nhà trai sẽ mang lễ vật đến nhà gái để xin dâu và bày tỏ lòng thành kính với cha mẹ của cô dâu đã có công sinh thành, yêu thương, nuôi nấng. Các lễ vật khi được mang đến nhà cô dâu sẽ được đựng trong các mâm sơn son thếp vàng. Với nghi thức không thể thiếu như lễ ăn hỏi, mâm quả đám hỏi chắc chắn là yếu tố quan trọng, bày tỏ thành ý của nhà trai khi đến xin dâu.
Mâm quả đám hỏi có ý nghĩa như thế nào?
Theo phong tục và truyền thống của người Việt, lễ vật khi được chuẩn bị cần thể hiện được sự tôn kính, trang trọng của chú rể đối với cha mẹ cô dâu, sự hứa hẹn đối với tương lai và hạnh phúc lứa đôi cũng như sự chúc phúc của nhà trai với nhà gái. Khi nhà gái chính thức nhận lễ vật cũng là lúc hai gia đình chính thức chấp nhận đám cưới của cô dâu và chú rể. Lúc này, hai gia đình sẽ tiến hành bàn bạc về ngày cưới, chúc phúc cho cặp uyên ương.

Mâm quả đám hỏi gồm những gì?
Các mâm quả đám hỏi khi nhà trai mang đến nhà gái xin dâu thường được đựng trong các mâm sơn son thếp vàng, gọi là tráp. Các lễ vật theo phong tục người Việt Nam ta thường bao gồm: trầu cau, lợn sữa quay, thuốc lá, chè tươi, trái cây tươi, rượu, lễ đen (phong bì tiền mặt) và bánh phu thê. Tuy nhiên, số lượng tráp và các lễ vật có thể khác nhau theo phong tục của từng vùng miền trên cả nước. Số lượng mâm lễ thường gặp là 5, 7, 9 mâm, tùy theo lựa chọn của các gia đình, số lượng mâm có thể là 4, 6, 8.
Các lễ vật trong mâm quả ngày cưới tượng trưng cho sự chúc phúc và hứa hẹn của nhà trai
Mỗi lễ vật đều mang một ý nghĩa đáng quý về lời hứa hẹn và chúc phúc của chú rể cũng như nhà trai đến đám cưới và cuộc đời của cặp vợ chồng về sau này.
Lễ đen (phong bì tiền mặt)
Lễ đen cũng được gọi là lễ nạp tài, lễ nạp tệ hay lễ tiền cheo tùy theo từng vùng miền. Lễ đen thể hiện sự biết ơn và tôn trọng của chú rể đối với cha mẹ và gia đình cô dâu đã có công sinh thành, dưỡng dục. Phần lễ này cũng được sử dụng để chi trả cho đám cưới và làm “vốn” cho cô dâu chú rể sửa sang nhà cửa, tổ chức đám cưới.
Trầu cau
Mâm lễ vật trầu cau thường được đặt ở thứ 2 sau mâm lễ đen, là lễ vật không thể thiếu trong mâm quả đám hỏi của mọi vùng miền. Theo phong tục xưa của người Việt, miếng trầu chính là “đầu câu chuyện”, mâm lễ trầu cau tượng trưng cho lời chào hỏi lễ phép của cô dâu và chú rể tới hai bên gia đình. Bên cạnh đó, miếng trầu kết hợp với lá cau tạo nên màu đỏ rực rỡ, tượng trưng cho sự son sắt, thủy chung của tình cảm đôi lứa.
Bánh cốm, bánh phu thê
Đúng như cái tên bánh phu thê, mâm lễ này chúc phúc cho tình cảm đôi lứa thêm mặn nồng, thủy chung, tình cảm được hòa hợp, bền lâu.
Rượu và thuốc lá
Đây là mâm lễ dâng lên bàn thờ gia tiên, như một cách đôi lứa thành kính xin tổ tiên chứng giám và phù hộ cho đời sống tương lai, tình cảm, công việc làm ăn của đôi vợ chồng. Rượu cũng là lễ vật tượng trưng cho sự ấm nồng, viên mãn trong hạnh phúc đôi lứa.
Chè tươi, mứt sen
Chè tươi là lễ vật dâng lên đấng sinh thành là ông bà, cha mẹ. Chè tươi cũng là lễ vật quan trọng như trầu cau, là nơi khởi nguồn câu chuyện và việc bàn bạc về đám cưới của hai gia đình. Bên cạnh đó, mứt sen với màu vàng đặc trưng cũng tượng trưng cho sự giàu sang, sung túc của cuộc sống gia đình về sau.
Lợn sữa quay
Lợn sữa quay trong mâm quả đám hỏi tượng trưng cho sự giàu sang, thịnh vượng và phát tài phát lộc trong cuộc sống gia đình về sau của cặp vợ chồng mới cưới.
Xôi gấc
Giống như mâm lễ trầu cau và lợn sữa quay, mâm lễ xôi gấc tượng trưng cho sự no đủ, đầm ấm, hạnh phúc trong cuộc sống gia đình với hình ảnh xôi gạo nếp và màu đỏ son sắt.
Mâm quả đám hỏi theo phong tục của các miền
Mỗi vùng miền ở nước ta đều có phong tục khác nhau về lễ vật trong mâm quả đám hỏi, bên cạnh những lễ vật bắt buộc. Cùng khám phá sự độc đáo và thú vị này nhé!
Mâm quả đám hỏi truyền thống miền Bắc
Truyền thống người Bắc từ xưa đến nay có lẽ là tính cách ưu tiên sự sang trọng và hoa mỹ. Chính vì vậy, các mâm lễ cũng có đặc điểm tương tự. Các mâm lễ sẽ được trang trí đẹp mắt cùng các lễ vật với hình thù độc đáo như hình rồng, phượng, gắn hoa,…
Người miền Bắc Việt Nam ta có tiêu chuẩn về mâm quả đám cưới là “Trong chẵn ngoài lẻ”, tức là số tráp sẽ là các số 5, 7, 9 và số lễ vật là các số chẵn.
Mâm quả đám hỏi theo phong tục người miền Trung
Giản dị, chất phác có lẽ là những tính từ dùng để miêu tả đặc tính của các mâm quả đám hỏi miền Trung. Đặc biệt hơn, mâm quả đám hỏi theo phong tục người miền Trung có thêm sự góp mặt của nến tơ hồng bên cạnh những lễ vật thường thấy. Nhà trai cũng có thể thêm vào các tráp bánh kem, nem hay chả,…

Mâm quả đám hỏi theo phong tục người miền Tây
Bên cạnh các mâm lễ vật truyền thống như chè tươi, bánh phu thê, trầu cau, trái cây tươi, lợn sữa quay,… nhà trai sẽ thêm vào đó mâm lễ vật bắt buộc là xôi gấc đỗ.
Mâm quả đám hỏi truyền thống miền Nam

Mâm quả đám hỏi miền Nam thường có các lễ vật đa dạng và phong phú, đúng như phong cách phóng khoáng, sáng tạo của con người nơi đây. Bên cạnh những lễ vật quen thuộc theo nghi thức đám hỏi, nhà trai cũng mang đến nhà gái những trang sức, trang phục cưới dành riêng cho cô dâu.