Cũng giống như lễ ăn hỏi, lễ xin dâu hay lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi là một nghi thức quan trọng, không thể thiếu trong phong tục cưới xin truyền thống của người Việt Nam. Lễ lại mặt được tổ chức sau ngày cưới, là lễ mà cô dâu và chú rể sẽ cùng về nhà bố mẹ cô dâu, chú rể sẽ hỏi thăm và gửi lời tri ân đến công sinh thành, dưỡng dục của bố mẹ vợ. Chính vì vậy, đây là nghi lễ rất ý nghĩa trong quá trình tổ chức lễ cưới theo phong tục của người Việt từ xưa đến nay.

Lễ lại mặt – lễ Nhị hỷ là gì? Được tổ chức vào thời gian nào?
Lễ lại mặt còn có cái tên “lễ Nhị hỷ” hoặc “lễ Tứ hỷ”. Đây là nghi thức cuối cùng trong quá trình tổ chức lễ cưới mà cô dâu chú rể cần thực hiện. Đồng thời, lễ lại mặt cũng là buổi lễ đầu tiên mà cô dâu chú rể thăm nhà gia đình cô dâu với cương vị là vợ chồng chính thức.
Trong ngày lễ lại mặt, bố mẹ chú rể sẽ chuẩn bị mâm cỗ gồm các món lễ vật để vợ chồng mới cưới mang đến nhà bố mẹ vợ. Bên cạnh mục đích thăm hỏi bố mẹ vợ, các lễ vật này cũng được bố mẹ cô dâu đem cúng ông bà tổ tiên, gửi lời biết ơn đến gia tiên dòng họ.
Lễ lại mặt có ý nghĩa như thế nào? Tại sao cần tổ chức lễ lại mặt?
Lễ Nhị hỷ được tổ chức với những mục đích vô cùng ý nghĩa. Theo quan niệm của ông cha ta từ xưa kia, lễ lại mặt được tổ chức để thể hiện sự hài lòng, yêu mến đối với nàng dâu mới.
Ngày nay, ý nghĩa của lễ lại mặt đã được thay đổi cho nhân văn và phù hợp với thời đại hơn. Theo đó, cô dâu phải rời xa gia đình để sống với gia đình nhà chồng, phải học cách sống mới, văn hóa gia đình mới và không còn nhiều thời gian để chăm lo cho gia đình cha mẹ đẻ. Chính vì vậy, lễ lại mặt được tổ chức để cô dâu có dịp về lại với gia đình mình, về thăm cha mẹ, anh chị em và họ hàng.
Lễ Nhị hỷ như một cách để an ủi, đồng cảm với nỗi nhớ nhà của cô dâu, đồng thời là động viên, khuyên nhủ cô dâu có trách nhiệm, yêu thương chồng và gia đình chồng. Ngày lễ này cũng là dịp để chú rể có cơ hội thân thiết hơn với gia đình vợ.
Hơn nữa, những lễ vật mà vợ chồng mới mang về nhà vợ được chuẩn bị bởi cha mẹ chồng có ý nghĩa của lời cảm ơn, nhắn gửi với gia đình nhà gái rằng hãy yên tâm để cô gái của gia đình sống ở ngôi nhà mới.
Thời gian tổ chức lễ lại mặt? Thành phần tham dự lễ lại mặt?
Theo phong tục cưới hỏi truyền thống của người Việt, lễ lại mặt được tổ chức sau lễ cưới từ 2 đến 4 ngày. Đó cũng là lý do cho cái tên “lễ Nhị hỷ” (2 ngày) và “lễ Tứ hỷ” (4 ngày).

Lễ lại mặt là một buổi lễ thân mật của vợ chồng mới cưới và gia đình nhà vợ. Vậy nên, gia đình không nhất thiết phải mời thêm họ hàng, làng xóm như trong ngày cưới. Ngày lễ này sẽ có sự tham dự của đôi vợ chồng, bố mẹ vợ và anh chị em thân thiết.
Cần chuẩn bị lễ vật như thế nào cho lễ lại mặt
Theo quan niệm của ông bà ta từ xưa, lễ vật cho lễ lại mặt sẽ là cơi trầu, xôi gà, rượu thịt để dâng lên ông bà tổ tiên. Sau đó gia đình nhà gái sẽ thiết đãi vợ chồng mới cưới với bữa cơm gia đình thịnh soạn.
Ngày nay, các lễ vật có thể được tùy chọn bởi cô dâu chú rể, đó có thể là hoa quả tươi, quà bánh, rượu, trà,… các loại. Những món quà này sẽ tùy thuộc vào mong muốn và quỹ thời gian của cô dâu chú rể.
Trang phục phù hợp cho lễ lại mặt
Lễ lại mặt là buổi lễ thân tình của những người trong gia đình, vậy nên trang phục cũng không cần quá cầu kỳ như trong lễ cưới, lễ ăn hỏi. Cô dâu chú rể có thể lựa chọn những bộ trang phục thoải mái. Tuy nhiên, hai bạn cũng nên lưu ý về độ thanh lịch, chỉn chu trong các bộ trang phục mình lựa chọn nhé!

Những lưu ý quan trọng về lễ lại mặt
Lễ lại mặt cũng giống như những nghi thức khác trong phong tục cưới xin truyền thống của người Việt, có những điều nên và không nên. Sau đây là những lưu ý cho cô dâu chú rể khi thực hiện lễ lại mặt:
- Không về tay không: hãy luôn nhớ rằng hai bạn cần chuẩn bị lễ vật để biếu cha mẹ vợ để thể hiện lòng biết ơn và tấm lòng chân thành.
- Không về lại mặt lúc chiều tối: lễ lại mặt là buổi lễ để mọi người trong gia đình cô dâu có cơ hội gần gũi hơn với chú rể. Hai bạn nên về nhà từ sớm để mọi người có nhiều thời gian tiếp xúc với nhau hơn, có thời gian giúp đỡ nhau trong công việc nấu nướng, dọn dẹp.
- Không về lễ lại mặt một mình: lễ lại mặt cần có sự xuất hiện của cả cô dâu và chú rể để thể hiện sự tôn trọng tối thiểu với bố mẹ vợ. Nếu một trong hai bạn có việc bận, không thể đến như dự định, hãy cùng nhau bàn bạc và chọn một ngày khác để tổ chức lễ lại mặt nhé!
Kết luận
Lễ lại mặt là một nghi thức quan trọng cuối cùng trong quá trình tổ chức lễ cưới. Hai bạn hãy lưu ý những thông tin phía trên để có thể có một ngày lễ lại mặt vui vẻ, gần gũi với gia đình. Chúc gia đình có một đám cưới thật hạnh phúc!
Liên hệ nhanh nhất với Calla Bridal tại đây!
Xem thêm:
Tổ chức đám cưới vào thời điểm cuối năm cần lưu ý gì? — CALLA BRIDAL
Cẩm nang chọn hoa cưới cầm tay đẹp và ý nghĩa — CALLA BRIDAL
Ý nghĩa của 5 loại hoa trang trí hoa tươi cho tiệc cưới — CALLA BRIDAL
CALLA BRIDAL – Thương hiệu váy cưới thiết kế cao cấp tiêu chuẩn Châu Âu
Design by Phuong Linh
29 Mai Hắc Đế – Hai Bà Trưng – Hà Nội
024.32115466 – 0912563838